Tiểu sử Maria_Theresia_của_Áo

Thân thế và chào đời

Cô công chúa 3 tuổi Maria Theresia tại khu vườn trong Cung điện Hofburg.

Là người con thứ hai và người con lớn tuổi nhất còn sống sót của Hoàng đế Karl VIElisabeth Christine xứ Brunswick-Wolfenbüttel, Nữ Đại Công tước Maria Theresia chào đời vào sáng sớm ngày 13 tháng 5 năm 1717, tại Cung điện Hofburg, Vienna, không bao lâu sau cái chết của anh trai bà, Đại Công tước Leopold, và được rửa tội vào tối hôm đó. Hoàng thái hậu và cũng là dì của bà, Wilhelmine Amalia xứ Brunswick-Lüneburg, cùng với bà nội của bà là Eleonor Magdalene của Palatinate-Neuburg là hai người mẹ đỡ đầu[18].

Bà được rửa tội sớm hơn hai người chị họ, Maria JosephaMaria Amalia, con gái của anh trai và người tiền nhiệm của Karl VI, Joseph I, trước sự chứng kiến của mẹ họ, Wilhelmine Amalia. Điều này chứng minh Maria Theresia được coi trọng hơn họ, mặc dù ông nội của bà, Hoàng đế Leopold I, đã buộc các con trai ký vào Hiệp định thừa kế lẫn nhau, theo đó quyền thừa kế cho con gái của người con trai trưởng của ông.[19][20] Cha của bà là thành viên nam cuối cùng của gia tộc Habsburg và ông hi vọng vào sự ra đời của một hoàng tử sẽ giúp vương tộc tránh khỏi họa tuyệt tự và ngăn các con gái của anh ông kế vị. Do đó, sự chào đời của Maria Theresia là một nỗi thất vọng lớn đối với ông và người dân Vienna. Karl không bao giờ có thể nguôi ngoai được sự thất vọng này.[21][22]

Maria Theresia thay thế Maria Josepha trở thành người thừa kế trên danh nghĩa cho gia tộc Habsburg vào thời điểm bà được sinh ra; Karl VI vốn đã thông qua Sắc lệnh thực dụng, 1713 theo đó các con gái của ông sẽ đứng trên các cháu gái con vua anh trong danh sách kế vị.[23] Karl tranh thủ sự ủng hộ từ các quốc gia châu Âu chấp thuận sắc lệnh của ông. Họ đòi hỏi hoàng đế những điều kiện khắc nghiệt: Trong Hội nghị Vienna (1731), Anh đòi Áo giải thể Công ty Ostend để đổi lấy sự công nhận.[24] Tổng cộng, Liên hiệp Anh, Pháp, Saxony-Ba Lan, Các tỉnh Liên hiệp, Tây Ban Nha,[25] Venice,[26] Giáo hội Công giáo,[26] Phổ,[27] Nga,[26] Đan Mạch,[27] Savoy-Sardinia,[27] Bavaria[27]Nghị viện Thánh chế La Mã[27] công nhận sắc lệnh. Pháp, Tây Ban Nha, Saxony-Ba Lan, Bavaria và Phổ về sau không giữ lời hứa.

Cuộc sống thời thơ ấu

Nữ Đại Công tước Maria Theresia in 1729,[28] họa phẩm của Andreas Möller. Những bông hoa mà bà mang ở vị trí những nếp gấp của chiếc váy đại diện cho khả năng sinh sản và kỳ vọng sinh con ở tuổi trưởng thành của bà.[29]

Không bao lâu sau khi chào đời, Maria Theresia có thêm một người em gái, Maria Anna, và tiếp đó nữa là Maria Amalia, chào đời năm 1724.[30] Những bức chân dung vẽ hình ảnh của các thành viên hoàng gia cho thấy Maria Theresia giống Elisabeth ChristineMaria Anna.[31] Đại sứ Phổ quốc để ý rằng bà có cặp mắt to và xanh, mái tóc có ít gợn đỏ, một cặp môi rộng và cơ thể mạnh khỏe.[32][33] Không giống như nhiều thành viên khác của hoàng tộc Habsburg, cha mẹ và ông bà nội của Maria Theresia không có huyết thống gần gũi với nhau.[34]

Maria Theresia là một đứa trẻ đứng đắn và dè dặt. Bà có hứng thú với ca hát và bắn cung.[35] Bà bị phụ thân cấm không được cưỡi ngựa, nhưng về sau bà biết được rằng biết cưỡi ngựa sẽ có lợi cho bà, trong lễ đăng quang ngôi vua Hungary. Hoàng gia thường có nhiều buổi xem hát opera, thường được tổ chức bởi Karl VI, trong đó bà thường được mời tham gia.[36] Việc học tập của bà được hướng dẫn bởi các giáo sĩ dòng Tên. Người đương thời cho rằng vốn từ vựng Latin của bà khá tốt, song trong tất cả các khía cạnh khác, các giáo sĩ Tên đã không chỉ dẫn bà thành công. Bà viết chính tả và đặt dấu chấm câu thường trái với quy định ngữ pháp, và lời nói của bà cũng thiếu chuẩn xác, mang đặc trưng của những người tiền nhiệm Habsburg của mình..[37] Maria Theresia có mối quan hệ thân thiết với Nữ Bá tước Marie Karoline von Fuchs-Mollard, người dạy cho bà về lễ nghi. Bà được học các môn vẽ kĩ thuật, hội họa, âm nhạc và khiêu vũ – những môn học cần thiết cho một vương hậu.[38] Phụ thân bà cho phép bà tham dự các cuộc họp với các đại thần từ năm 14 tuổi nhưng không bao giờ thảo luận các vấn đề đại sự với bà.[39] Mặc dù ông dành những năm cuối đời để đảm bảo quyền thừa kế cho Maria Theresia, Karl vẫn mong đợi một đứa con trai và không bao giờ chuẩn bị cho con gái vai trò người lãnh đạo trong tương lai.[40][41]

Hôn nhân

Vấn đề hôn nhân của Maria Theresia được đặt ra ngay từ khi bà còn khá trẻ. Ban đầu bà được sắp đặt sẽ cưới Leopold Clement của Lorraine, người được đến Vienna và gặp mặt Nữ Đại Công tước năm 1723. Tuy nhiên, tin tức truyền đến Vienna, ông qua đời vì bệnh đậu mùa.[42]

Em trai Leopold Clement, Franz Stephan, được mời tới Vienna. Mặc dù Franz Stephan là ứng cử viên sáng giá để thành hôn với Maria Theresia,[43] nhưng hoàng đế vẫn để ngỏ khả năng cho những ứng cử viên khác. Sự khác biệt về tôn giáo ngăn cản cuộc hôn nhân của con gái ông với một người Kháng Cách, Friedrich của Phổ quốc. Năm 1725, ông tổ chức đính hôn cho con gái với Karl của Tây Ban Nha và em gái bà, Maria Anna, cho Philip của Tây Ban Nha. Tuy nhiên, các thế lực ở châu Âu ngăn cản ông, buộc ông phải hủy những hiệp ước hôn nhân đã ký với Vương hậu nhiếp chính của Tây Ban Nha, Elisabeth Farnese, vì khả năng hợp nhất của Áo và Tây Ban Nha dưới một liên minh cá nhân sau cuộc hôn nhân này sẽ phá vỡ thế cân bằng quyền lực ở châu Âu. Maria Theresia, lúc này ngày càng gần gũi với Franz Stephan, cảm thấy nhẹ nhõm.[44][45]

Maria Theresia và Franz Stephan trong tiệc cưới, bởi Martin van Meytens.

Franz Stephan ở lại triều đình cho đến năm 1729 khi ông lên ngôi kế vị ở Lorraine,[46] nhưng vẫn chưa hứa hôn với Maria Theresia cho đến ngày 31 tháng 1 năm 1736, trong thời gian nổ ra Chiến tranh Kế vị Ba Lan.[47] Louis XV của Pháp yêu cầu vị hôn phu của Maria Theresia từ bỏ ngai vàng ở Công quốc Lorraine thay vào đó là cha vợ ông ta, Stanisław I, người vừa bị truất ngôi vua của Ba Lan.[48] Franz Stephan được nhận tước Đại Công tước Tuscany sau khi Đại Công tước Gian Gastone de' Medici chết không có con cái.[49] Hai người kết hôn ngày 12 tháng 2 năm 1736.[50]

Tình yêu của Nữ Công tước Lorraine đối với chồng bà được cho là mạnh bạo và đầy tính chiếm hữu.[51][52] Những bức thư bà gửi cho ông trong thời gian ngắn trước lễ thành hôn cho thấy sự háo hức của bà khi chờ đợi được gặp mặt chồng; còn những bức thư của ông, mặt khác, có vẻ quá mang tính thủ tục và rập khuôn.[53][54] Bà rất hay ghen tuông và việc chồng bà ngoại tình là vấn đề lớn nhất trong cuộc hôn nhân của họ,[55][56] trong số đó nhân tình nổi tiếng nhất của Franz là Maria Wilhelmina, Công nương Auersperg.[57][58][59]

Sau cái chết của Gian Gastone ngày 9 tháng 7 năm 1737, Franz Stephan nhường lại Lorraine và trở thành Đại Công tước Tuscany. Năm 1738, Karl VI cho phép tiếp nhận quyền cai quản Tuscany. Một vòm khải hoàn được dựng lên tại Porta Galla trong dịp lễ này, và vẫn còn đến ngày nay. Họ tạm trú ở Florence trong thời gian ngắn. Karl VI sớm gọi họ trở lại, vì ông sợ bất trắc xảy ra nếu như ông chết mà người thừa kế vẫn còn ở Tuscany[60].

Mùa hạ năm 1738, Áo quốc bị thất bại trong cuộc Chiến tranh Nga - Thổ. Người Thổ chiếm được của Áo những vùng Serbia, WallachiaBosnia. Người Vienne nổi dậy chống lại vì chi phí tốn kém cho cuộc chiến tranh. Franz Stephan bị quần chúng khinh miệt, họ nghĩ ông là một tên gián điệp người Pháp hèn nhát.[60] Chiến tranh kết thúc và năm sau với Hiệp ước Belgrade.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Maria_Theresia_của_Áo http://cantic.bnc.cat/registres/CUCId/a10200447 http://www.britannica.com/EBchecked/topic/473697/P... http://mariaTheresia.com/children.html http://www.nndb.com/people/157/000085899/ http://departments.kings.edu/womens_history/mariat... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://uli.nli.org.il/F/?func=direct&doc_number=00... http://www.pinn.net/~sunshine/whm2001/maria.html http://data.bibliotheken.nl/id/thes/p070559406 http://www.newadvent.org/cathen/09662d.htm